Sản phẩm hữu cơ, phân khúc tiềm năng cho xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU

17/08/2018
17/08/2018

Tại một cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội hôm 7/8, các chuyên gia khuyến khích nên sản xuất nhiều hơn nữa các sản phẩm hữu cơ vì một lượng lớn khách hàng EU lựa chọn thực phẩm hưu cơ và tự nhiên.

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới thích hợp cho phát triển nông nghiệp và môi trường tự nhiên, Việt Nam đã sản xuất được rất nhiều mặt hàng nông sản với chất lượng dinh dưỡng cao và giá trị thương mại.

Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết, vào cuối tháng 6/2018, Việt Nam có thêm 10 nông trại chính phục vụ xuất khẩu.

Nhờ xuất khẩu những sản phẩm này, Việt Nam thu về hơn 1 tỷ USD. Những nông sản nằm trong danh sách xuất khẩu gồm cà phê, gạo, điều, hạt, rau quả và hạt tiêu. Trong bảng xếp hạng trên thế giới, Việt Nam lần lượt xếp thứ nhất, hai và ba đối với xuất khẩu hồ tiêu, cà phê và gạo.

Tuy nhiên, việc thiếu công suất chế biến và thương hiệu khiến Việt Nam gặp khó khăn trong việc đáp như kim ngạch và khối lượng xuất khẩu nông sản hữu cơ.

Theo ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), các nhà xuất khẩu nhắm được nhu cầu của người mua nên hợp tác với những đối tác nước ngoài và chuỗi cung ứng toàn cầu để cải thiện kỹ năng và năng suất của người công nhân.

Báo cáo từ Zion Market Research, thị trường thực phẩm và đồ uống hữu cơ toàn cầu trị giá khoảng 124,76 tỷ USD trong năm 2017, và được dự báo sẽ tạo ra doanh thu khoảng 323,09 tỷ USD vào cuối năm 2024.

Cơ hội từ chính thị trường nội địa

Nhận thức tốt về sức khỏe, môi trường, xã hội thúc đẩy ngày càng nhiều người dân Việt lựa chọn các sản phẩm hữu cơ, dẫn đến sự bùng nổ của các cửa hàng chuyên về mặt hàng hữu cơ, gồm thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo và vật trang trí trong thời gian gần đây.

Theo một cuộc khảo sát hành vi người tiêu dùng vào năm 2015 của công ty phân tích dữ liệu toàn cầu Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt quan tâm tới nguồn gốc thực phẩm. Trong số những người tham gia khảo sát, 77% chọn “nguyên liệu tươi, tự nhiên và hữu cơ có tác động ‘lớn’ hoặc ‘rất lớn’ tới quyết định mua sắm của họ”.

Trong vài năm qua, ngày càng nhiều các cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ tại những thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng, với ước tính của Nielsen cho biết tổng giá trị thị trường hữu cơ tại 2 thành phố lớn TP HCM và Hà Nội ước đạt 400 tỷ đồng/năm. Các thương hiệu như Organica, V-organic, Orfarm và Organic Home đã được giới thiệu tới người tiêu dùng trên thị trường nội địa và ngày càng trở nên nổi tiếng.

Không những vậy, nhiều nhà thực phẩm lớn cũng đã "nhảy" vào phân khúc này. Ví dụ như công ty sữa lớn nhất của Việt Nam, Vinamilk, đã triển khai dòng sản phẩm mới với tên gọi sữa hữu cơ Vinamilk trong năm 2016 và xây dựng nhiều trang trại hữu cơ.

Tại các chuỗi siêu thị địa phương, những sản phẩm hữu cơ như rau, đồ hải sản và gạo có giá cao hơn nhiều, nhưng doanh số bán hàng ngày càng tăng.

Kết quả khảo sát từ Nielsen cũng chỉ ra, người tiêu dùng Việt Nam nằm trong nhóm có nhận thức xã hội lớn nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Với trên 86% những người tham gia khảo sát cho biết sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực tới xã hội và môi trường, so với mức 76% người tiêu dùng trên toàn bộ khu vực.

Mặc dù các sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng và có nhu cầu lớn trên thị trường nội địa, nhưng nguồn cung thiếu hụt và hầu hết sử dụng cho xuất khẩu đang là thách thức cho các thành phần tham gia phân khúc này.

Theo VietnamBiz