Bến nước đối với đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên là biểu tượng văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống văn hóa, ti...
Bến nước đối với đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên là biểu tượng văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần tâm linh của bà con mỗi buôn làng.

Già làng cùng đoàn người mang lễ vật đến bến nước cúng thần
Bến nước Tây Nguyên có khi là bến sông, khi là đoạn suối, nhưng thông thường là nguồn nước lấy từ mạch núi, được dẫn về làng bằng những ống lồ ô nối nhau. Vì lấy từ khe núi nên nước rất tinh khiết, thanh mát có thể sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

Các cô gái hứng nước trong lễ tạ ơn

Nghi lễ cúng thần tại bến nước

Già làng cùng dân làng uống nước mừng lễ hội
Từ ngàn đời nay trong ý nghĩ của người Tây Nguyên, bến nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Vì vậy, sau mùa rẫy, đồng bào Tây Nguyên tổ chức lễ cúng bến nước để tạ thần nước đã đem lại may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau, cũng như sức khỏe cho người dân trong buôn, làng. Lễ cúng bến nước ngoài ý nghĩa tâm linh, còn có ý nghĩa giáo dục mọi người có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước. Ngoài giá trị tinh thần to lớn, bến nước còn là nơi diễn ra các hoạt động thường nhật của đồng bào. Chiều chiều các bà, các mẹ địu con, cháu ra tắm, giặt hứng nước vào các quả bầu khô hoặc các ống tre để mang về nấu nướng. Bến nước Tây Nguyên góp phần tái hiện nét văn hóa đặc trưng, truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.
Báo Công thương