Tồn kho đường giảm mạnh

Giá bán buôn đường tại thị trường trong nước tháng 9/2015 tăng nhẹ so với tháng 8, trong khi giá bán lẻ đường ...

Giá bán buôn đường tại thị trường trong nước tháng 9/2015 tăng nhẹ so với tháng 8, trong khi giá bán lẻ đường lại ổn định.

Hình minh hoạ

Tháng 9/2015, giá đường thế giới tháng 9/2015 tăng nhẹ so với tháng 8/2015, cụ thể: tại New York, giá đường thô giao tháng 10/2015 khoảng 10,73 - 11,66 Uscent/Lb, tăng 0,34 – 0,6 Uscent/Lb; tại Luân Đôn, giá đường trắng giao tháng 12/2015 khoảng 339,6 – 357,5 USD/tấn, tăng 4,9 - 6 USD/tấn.

Chín tháng đầu năm 2015, giá đường thế giới 9 tháng đầu năm 2015 giảm so với cùng kỳ năm 2014. Cụ thể: tại New York, giá đường thô khoảng 10,73 - 15,92 Uscent/Lb, giảm 2,22-2,82 Uscent/Lb; tại Luân Đôn, giá đường trắng khoảng 389,3 - 488,5 USD/tấn, giảm 51,3 - 80,2 USD/tấn. Cụ thể:

Tháng/Thị trường

Luân Đôn đường trắng

(USD/tấn)

New York đường thô

(Uscent/Lb)

Quý I/2015

362,7 - 408,3

12,7 - 15,92

Quý II/2015

345,4 – 383,2

11,35 – 13,48

Quý III/2015

338 – 376,9

10,73 – 12,56

9 tháng 2015

338 – 408,3

10,73 – 15,92

9 tháng 2014

389,3 – 488,5

13,55 – 18,14

9 tháng 2015 so với 9 tháng năm 2014

Giảm

51,3 - 80,2

Giảm

2,22 - 2,82

Trong nước, lượng đường các nhà máy bán ra từ ngày 15/8/2015 đến ngày 15/9/2015 là 82.520 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 9.480 tấn.

Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/9/2015 là 158.300 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 121.700 tấn.

Giá bán buôn đường tại thị trường trong nước tháng 9/2015 tăng nhẹ so với tháng 8/2015: Giá đường RS dao động trong khoảng 12.900 - 14.300 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg - 900 đồng/kg; giá đường RE dao động trong khoảng 14.500 – 16.000 đồng/kg, tăng khoảng 300 - 500 đồng/kg.

Giá bán lẻ đường tại thị trường trong nước tháng 9/2015 ổn định so với tháng 8/2015, phổ biến ở mức 17.000 đồng/kg - 19.000 đồng/kg.

Vụ sản xuất 2014/2105 đã kết thúc vào cuối tháng 5/2015, cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế là 150.500 TMN. Sản lượng đường sản xuất là 1.417.800 tấn. So với vụ trước, công suất thiết kế tăng 10.000 TMN (tăng 7,1%), sản lượng đường giảm 172.670 tấn (giảm 10,8%).

Giá mua mía nguyên liệu 10CCS tại ruộng từ 750.00 đồng/tấn – 900.000 đồng/tấn, giảm so với vụ trước khoảng 100.000 đồng/tấn – 150.000 đồng/tấn. Tuy giá mía giảm nhưng toàn bộ mía nguyên liệu ở các vùng đã được mua hết đưa vào chế biến, tổng sản lượng mía nguyên liệu các nhà máy đã là 14.404.000 tấn, giảm 1.644.000 tấn (giảm 10,3%) so với vụ trước.

Giá bán buôn đường 9 tháng đầu năm 2015 tăng so với cùng kỳ năm 2014, cụ thể: Giá bán buôn đường RS khoảng 10.700 - 15.600 đồng/kg, tăng 700 đồng/kg; giá bán buôn đường RE khoảng 11.900 - 16.500 đồng/kg, tăng 900 đồng/kg. Trong khi, giá bán lẻ đường giảm khoảng 1.000 đồng/kg. Cụ thể: Đơn vị tính: đồng/kg

Tháng/Mặt hàng

Giá bán buôn đường RS

Giá bán buôn đường RE

Giá bán lẻ đường

Quý I/2015

10.700-13.500

11.900-15.300

18.000-21.000

Quý II/2015

12.600 – 15.600

13.000 – 16.500

18.000 – 21.000

Quý III/2015

12.800 – 14.500

14.000 – 16.000

17.000 – 19.000

9 tháng năm 2015

10.700 – 15.600

11.900 – 16.500

17.000 – 21.000

9 tháng năm 2014

12.100 – 14.900

12.800 – 15.600

18.000 – 21.000

9 tháng năm 2015 so với 9 tháng năm 2014

Tăng 700

Tăng 900

Giảm 1.000

Về tình hình nhập khẩu, ngày 3/8/2015, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BTC về việc quy định nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường năm 2015, theo đó lượng hạn ngạch thuế quan năm 2015 là 81.000 tấn.

Nguyên nhân, nguồn cung đường lớn tại quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới Braxin, Ấn Độ và Thái Lan trong khi nhu cầu tiêu dùng thấp tiếp tục là những nguyên nhân chính tạo áp lực kéo giá đường thế giới giảm so với cùng kỳ năm 2014.

Trong nước, vụ 2014/2015 các nhà máy đường vào muộn hơn so mọi năm do giá đường trong nước liên tục đi xuống từ tháng 8/2012 cho đến đầu năm 2015. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn dồi dào cả về số lượng và chủng loại.

Tháng 1/2015, giá bán buôn đường kính trắng trong nước vẫn giảm so với tháng 12/2014. Sang tháng 2/2015, do chuẩn bị Tết Nguyên đán giá đường tăng, tiêu thụ cũng đạt kỷ lục 324.230 tấn/tháng (từ 15/1/2015 – 15/2/2015) do các nhà thương mại và nhà đầu cơ tăng cường mua vào.

Đến tháng 3, 4 và 5 do đường lậu được kiểm soát chặt cùng với Tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 15/4 cũng khiến đường lậu ít vào cùng với đó nhu cầu đường phục vụ hè của người dân và các nhà máy sản xuất đồ uống tăng nên giá đường được duy trì và tăng thêm.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 5 trở lại đây, đường lậu bắt đầu vào nhiều cùng với lượng đường nhập khẩu từ Lào do Hoàng Anh – Gia Lai sản xuất trong khi nhu cầu tiêu dùng thấp, giá đường từ tháng 6/2015 bắt đầu có xu hướng giảm nhẹ.

Dự báo, áp lực từ nguồn cung lớn từ các nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới như Braxin, Ấn Độ trong khi nhu cầu tiêu dùng không có nhiều chuyển biến tích cực. Dự báo giá đường thế giới khó có khả năng tăng giá.

Trong nước, toàn bộ các nhà máy đường ở Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ vào vụ trong tháng 10/2015, lượng đường sản xuất trong tháng 10 ước đạt trên 40.0000 tấn cộng với lượng đường tồn kho, nhập khẩu theo cam kết WTO, đường từ Lào và đường lậu tiếp tục vào thì nguồn cung vẫn bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong khi, nhu cầu tiêu dùng đường chưa cao, dự báo giá đường trong nước giảm nhẹ./.

Thời báo Tài chính Việt Nam