(Báo Du Lịch) - Đó là chủ đề của hội nghị báo cáo tình hình bảo vệ và phát huy giá trị di sản Văn hóa phi vật thể không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên do Bộ VHTTDL tổ chức chiều ngày 2/4 tại Đắk Lắk.
Tới dự có: Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên; Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành; Phụ trách Cơ quan đại diện VP Bộ VHTTDL tại Đà Nẵng Lê Văn Duy; Giám đốc Học viên Âm nhạc Huế Nguyễn Việt Đức, và lãnh đạo Sở VHTTDL 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắc, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng ) cùng cán bộ chuyên viên các Sở đã đến tham dự.
Mở đầu cuộc họp Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên xác đinh, đây là hội nghị mà lãnh đạo Sở các tỉnh Tây Nguyên trình bày thực trạng bảo tồn Di sản cồng chiêng trong cộng đồng các dân tộc; Qua thực tiển, đánh giá và đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng công tác bảo tồn, púat huy giá trị cồng chiêng ngày càng chất lượng, hiệu qủa.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu kết luận hội nghị
Thực trạng cồng chiêng Tây Nguyên
Theo đánh giá của đại diện Cục Di sản Văn hóa, trong nhiều năm qua, cộng đồng các dân tộc bản địa có di sản văn hóa công chiêng Tây Nguyên vẫn thực hành di sản của mình trong các lễ hội, nghi lễ tại các buôn làng. Nghệ nhân tại các câu lạc bộ vẫn nhiệt tình đam mê nghệ thuật, vừa trực tiếp biểu diễn, vừa truyền dạy cho các lớp trẻ, vừa điều chỉnh chiêng… đã nói lên tinh thần bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa cồng chiêng. Chỉ tính tại đia phương Đắk Lắk cón khoảng 3.855 người biết tiết tấu cồng chiêng, 393 người biết chình chiêng, 635 người biết truyền dạy đánh cồng chiêng, 605 đội chiêng truyền thống, 333 đổi chiêng tre tuổi từ 8-17 tuổi. Ngoài ra còn có những người giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ di sản văn hóa cồng chiêng là chủ bến nước, chủ buôn hay chủ làng 220 người… Bên cạnh đó, một số nhạc cụ truyền thống của đông bào liên quan đến văn hóa công chiêng như nhạc cụ bằng tre nứa, kèn bầu 6 ống, các loại sáo dọc, kèn môi, trống… được chính bà con cộng đồng chế tác và duy trì khá tốt, sáng tạo bằng những vật liệu sẵn có. Ghế Kpan (ghế dài ngồi đánh cồng chiêng của dân tộc Êđê) vẫn được lưu truyền trong dòng họ. Tỉnh Đắk Lắk còn giữ được 2.050 ghế kpan trong cộng đồng người Êđê…
Tuy vậy, vẫn tồn tại một sô tác nhân gây ảnh hưởng đên bảo tồn di sản như: Không gian văn hóa cồng chiêng bị biến đổi hoặc thay thế bằng nhà xây kiên cố, giếng khoan; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến sự suy giảm sinh hoạt cộng đồng…
Quyết tâm không để cồng chiêng “chảy máu”
Hầu hết lãnh đạo các Sở VHTTDL Tây Nguyên cùng chung suy nghĩ, quyết tâm bằng mọi giá không để di sản cồng chiêng mai mọt, chảy máu. Ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở VHTTDL Gia Lai nêu rõ giá trị chiêng. Chiêng có từ đời này sang đời khác được cất giữ trân trọng trong dòng tộc, có gia đình phải đào chôn, cất dấu cẩn thận sợ mất cắp… Cần được ngăn chận đừng để “chảy máu” như trường hợp có một gia đình do bệnh hoạn, nghèo khó, “đành lòng” phải bán lại bộ chiêng quý cho thôn, bản làng, gia đình có ý thức là không bán cho tư nhân, nhưng đáng tiếc bản làng lại không có tiền mua… Đây là một trong những trường hợp “chảy máu” cần được lãnh đạo tỉnh quan tâm xử lý kịp thời.
Bà Lê Thị Hồng An, Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở Đắc Nông nêu bật kinh nghiệm bảo tốn phát huy giá trị di sản của địa phương là thường xuyên mở các lớp nâng cao năng lực (tay nghề) cho nghệ nhân giỏi để chính chiêng, nghệ nhân chế tác cồng chiêng để họ có cơ hội trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm. Tỉnh đã mở 100 lớp học truyền dạy cồng chiêng cho những người chưa biết hoặc những người đã biết mà chưa thuần thục, Các lớp học này đã phát huy hiệu qủa tích cực. Tỉnh cũng đã lập giáo an (tài liệu) giảng dạy cồng chiêng trong các trường PTCS; bảo tổn khôi phục 50 đến 60 lễ hội dân tộc cồng chiêng. Bên cạnh đó, ghi âm lại 60 bài dạy nhạc chiêng cổ truyền (ký âm lại cụ thể) để nhằm xây dựng giáo án giảng dạy.
Một vấn đề nữa đáng quan tâm là trang bị cồng chiêng. Người M’Nông thì chỉ dùng chiêng của dân tộc mình không dùng của dân tộc khác (và ngược lại)… Ngoài ra, các đại biểu cũng nêu một sô kiến nghị Bộ VHTTDL phải có sự chỉ đạo cụ thể để các tỉnh liên kết thực hiện công tác bảo tồn, phát huy di sản ngày càng hiệu quả hơn; xây dựng trang Web chung về cồng chiêng Tây Nguyên...
Sau khi lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của lãnh đạo các Sở, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã biểu dương tinh thần trách nhiệm của đại biểu dự hội nghị và phát biểu kết luận: yêu cầu tỉnh nào chưa có Phòng Di sản văn hóa thì cần nghiên cứu thành lập hoặc giao cho đơn vị chuyên trách chịu trách nhiệm; phân công lãnh đạo Sở phụ trách trực tiếp. Chuẩn bị nội dung, hoạt động cần thiết cho việc tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng được UNESCO vinh danh trước tháng 9 năm 2015; cần xây dựng đề án trung hạn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020 và trình UBND tỉnh phê duyệt vào cuối năm. Sở VHTTDL Đắk Lắk: Phối hợp với Viện VHNTQG, Học viện Âm nhạc Huế, các cơ quan, địa phương liên quan xây dựng “Đề án bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên” để trình Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện việc xây dựng Đề án trong Tháng 7/2015…
Đối với Cục Di sản văn hóa, Làm văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ, phối hợp với đại diện Văn phòng Bộ VHTTDL tại Đà Nẵng dự thảo văn bản gửi UBND các tỉnh về việc chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết 10 năm UNESCO vinh danh di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; tham mưu lãnh đạo Bộ có văn bản báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Nguyên…
Thứ trưởng cũng yêu cầu các địa phương chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên;