Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Cần Thơ

Trong suốt thời gian qua, Du lịch Cần Thơ không ngừng phát triển, các tour tham quan sông nước miệt vườn, tìm ...

Trong suốt thời gian qua, Du lịch Cần Thơ không ngừng phát triển, các tour tham quan sông nước miệt vườn, tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử, nét đẹp truyền thống của người dân địa phương đã thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Do đó, Cần Thơ chú trọng đẩy mạnh 2 loại hình sản phẩm là du lịch MICE và du lịch sông nước.

Khám phá chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Phạm Đức Minh

 

Cần Thơ có hệ thống sông ngòi, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, hình thành nên các cồn trên sông và nhiều vườn trái cây xum xuê tạo nên khu du lịch sinh thái sông nước miệt vườn hấp dẫn. Chợ nổi là điểm văn hóa đặc trưng nổi bật ở miền sông nước không thể kể đến là Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phong Điền, … Tận dụng những lợi thế nổi trội miền sông nước, Cần Thơ đã đẩy mạnh khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch nhằm tối đa hóa trải nghiệm của du khách.

Du lịch sông nước, miệt vườn là nét đặc trưng của Cần Thơ. Ảnh :Vũ Bích Hà

  

Thêm vào đó, với lợi thế thành phố trực thuộc Trung Ương, đồng thời là điểm giao cắt giữa tuyến du lịch quốc gia với tuyến du lịch quốc tế đường thủy trên sông Mê Kông, Cần Thơ nên có nhiều điều kiện và cơ hội tổ chức các sự kiện du lịch, hội thảo, triển lãm du lịch địa phương. Tích hợp nhiều khu khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp cùng với nhiều khu vui chơi giải trí, phòng tập gym 5 sao, rạp chiếu phim rộng lớn, công viên cây xanh thoáng mát,...như Mường Thanh, Vinpearl, Ninh Kiều, Đông Hà - Fortuneland, TTC, Nesta…

Trải nghiệm làm bánh tráng. Ảnh: Nguyễn Đức Liêm 

 

Các công ty du lịch địa phương cùng chính quyền Cần Thơ nên đầu tư vào việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, quan cảnh các trạm dừng chân đường bộ, đường sông, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ như tiết mục nghệ thuật đường phố, lễ hội, khách sạn du thuyền trên sông, …, xây dựng hệ thống đê chống sạt lở dọc ven bờ kênh, bảo vệ thiên nhiên.

Được mùa chôm chôm. Ảnh: Đoàn Vương Quốc 

 

Tiếp theo là nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, giao tiếp, khả năng phục vụ du khách, thực hiện quảng bá truyền thông. Cần thực hiện nhiều video, hình ảnh trên kênh online (các trang mạng xã hội) và thực hiện các ấn phẩm như brochure, băng rôn, poster, hội chợ, sự kiện du lịch để quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ đối với kênh offline. Đồng thời, cũng tạo ra nhiều ẩm thực đặc trưng riêng biệt, nổi bật để gây sự thu hút với khách du lịch. 

Ngoài ra, phần không kém quan trọng là tiếp tục hợp tác với các địa phương khác như An Giang, Kiên Giang hình thành “Tam giác du lịch” mạnh nhất khu vực với các loại hình du lịch sông nước - biển đảo - núi.

 

Theo Tạp chí Du lịch