Năm năm vừa qua là thời điểm bước ngoặt lớn về hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế của đất nước.
Năm năm vừa qua là thời điểm bước ngoặt lớn về hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế của đất nước.

Đến nay, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán 12 hiệp định thương mại tự do, từ đó Việt Nam đã có quan hệ thương mại tự do với 55 nước, trong đó có 15 nước thuộc nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này tất yếu bắt buộc doanh nghiệp (DN) phải phát huy nội lực, tăng cường sức cạnh tranh để hội nhập thành công.
Dù phải còn chờ thêm từ 18 tháng đến hai năm nữa để Hiệp định TPP được thông qua, nhưng TPP cũng đã tác động đến các DN cả nước.
Cùng 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký và hoàn tất đàm phán, đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại tự do với 60 nền kinh tế. Bên cạnh đó, cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic Community - AEC) - kết nối nền kinh tế của 10 quốc gia ASEAN, được 10 nhà lãnh đạo ASEAN ký tuyên bố chính thức vào ngày 22/11/2015 - được kỳ vọng sẽ giúp khu vực cạnh tranh hiệu quả hơn với hai nền kinh tế lân cận là Trung Quốc và Ấn Độ.
Trên thực tế, so với các nước thành viên Hiệp định TPP và ASEAN-6, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ về quy mô, lạc hậu về công nghệ; doanh nhân, doanh nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế. Điều này tất yếu bắt buộc doanh nghiệp phải phát huy nội lực, tăng cường sức cạnh tranh để hội nhập thành công.
Không chỉ chịu ảnh hưởng chung với những mô tả như trên, ngành mía đường còn có những đặc thù riêng trong bối cảnh hội nhập.
Tính đến nay, đây là năm thứ 5 liên tiếp ngành mía đường thế giới trải qua tình trạng thặng dư với tổng lượng cung vượt cầu hơn 2,8 triệu tấn. Theo dự báo của Tổ chức Đường Thế giới (ISO), trong mùa vụ 2015 – 2016, dự kiến ngành đường thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng thừa, với sản xuất thặng dư khoảng 3 triệu tấn. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá đường trong nước. Tổng sản lượng cung mùa vụ 2015 – 2016 của thị trường nội địa được dự báo khoảng 1,4 triệu tấn, lý do vì sản lượng mía thấp do diễn biến khí hậu phức tạp, nắng hạn kéo dài.
Trong bối cảnh như trên, bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc giảm giá thành là một trong những mục tiêu trọng yếu nhất đối với TTCS.
TTCS đã triển khai các chính sách mới, đồng hành cùng bà con nông dân với quan điểm xuyên suốt “Nông dân có lời – Nhà máy có lãi – Không còn đường nhập lậu”, như: Đầu tư vốn ưu đãi lãi suất; Đưa vào sản xuất bộ giống mía cao sản đã qua quá trình chọn lọc, khảo nghiệm; Cơ giới hóa đến khâu thu hoạch để giảm chi phí; Chuẩn hóa quy trình quản lý canh tác, vận chuyển, giảm tối đa thất thoát, lãng phí...
Về công tác nguyên liệu, TTCS đã tăng cường đầu tư nguyên liệu theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng mía, giảm giá thành sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu ổn định lâu dài và có định hướng ở mức không thấp hơn 13.000 ha, nâng cao CCS bình quân hơn 9,5 CCS. Năng suất mía đầu tư bình quân xác định ở mức 70 – 75tấn/ha. Công ty đã ứng dụng vận hành hoàn chỉnh hệ thống quản lý nông nghiệp FRM, nhằm gia tăng thu nhập cho người trồng mía.
Công tác R&D được xác định là hoạt động chiến lược quyết định năng lực cạnh tranh của TTCS trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Cụ thể, TTCS tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm mới nhằm phục vụ định hướng đẩy mạnh kênh tiêu dùng; Đầu tư cải tiến thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn bộ dây chuyền sản xuất nhằm gia tăng thu hồi, đảm bảo chất lượng trên cơ sở tiết kiệm chi phí; Tập trung nghiên cứu các sản phẩm sau đường và cạnh đường trong chuỗi giá trị như ethanol, chế phẩm sinh học…... hướng đến gia tăng chuỗi giá trị ngành đường.
Bên cạnh đó, TTCS đã trang bị hệ thống phòng vệ thực phẩm “Food Defence” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng doanh nghiệp dược phẩm và thực phẩm cao cấp.
Cũng trong năm 2015, TTCS đạt được thành công trong công tác mở rộng thị phần, tái cơ cấu lại tỷ trọng doanh số giữa khách hàng công nghiệp và khách hàng tiêu dùng trực tiếp, đưa các dòng sản phẩm đường cao cấp như đường TSU đến tận tay người tiêu dùng.
Một điểm nhấn nữa trong hoạt động năm 2015 của TTCS là hoàn thành tái cơ cấu danh mục đầu tư theo hướng tập trung vào hoạt động lõi ngành đường qua sáp nhập (M&A) giữa TTCS và SEC thành TTCG Gia Lai.
TTCS Gia Lai được định hướng sẽ đạt tổng công suất mía lên từ 10.000 đến 12.000 tấn mía / ngày, và tổng công suất mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 25.800 – 27.800 tấn mía / ngày; vùng nguyên liệu trên 25 ngàn hecta, sản lượng cung ứng ra thị trường trên 220.000 tấn đường / năm.
CafeF