Trong vòng 3 năm trở lại đây, sức nóng của mía đường chưa lúc nào có dấu hiệu giảm nhiệt.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, sức nóng của mía đường chưa lúc nào có dấu hiệu giảm nhiệt.
Cơ giới hóa sẽ mang lại lợi nhuận tối đa cho mía đường
Khi hàng loạt chính sách đổi mới công tác khuyến nông đang từng bước đi vào cuộc sống, ngành nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến nhiều gương mặt tên tuổi đang chuyển hướng hoặc đẩy mạnh đầu tư vào những lĩnh vực “lạ mà quen”.
Sự đổi mới này hứa hẹn nâng tầm nền kinh tế nông nghiệp nước nhà, trong đó, lĩnh vực mía đường đang thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Lấy nông dân làm gốc
Ngành nông ngiệp cả nước đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn, triển khai thực hiện Kết luận 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đổi mới cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực.
Đây được coi là kim chỉ nam cho các nhà đầu tư khi quyết định dấn thân vào chặng đường khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam trong và ngoài khu vực. Không chỉ ưu tiên vốn cho tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước còn hỗ trợ bằng nhiều chính sách ưu đãi, linh hoạt.
Những thay đổi trên nhận được phản hồi tích cực của dư luận, bởi lẽ điều này đảm bảo quyền và lợi ích của nông dân, vốn là một bộ phận quan trọng trong các nhân tố đóng góp vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.
Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, việc xây dựng môi trường nông thôn mới bền vững và phát triển ổn định cần tập trung xây dựng và củng cố mối liên kết bền vững giữa 4 nhà. Trong đó, nông dân là những người thường ở thế bị động, chịu ảnh hưởng lớn nhất trước những biến động kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Chính vì vậy, xác định người nông dân cần được ưu tiên hàng đầu chính là yếu tố then chốt để hiện thực hóa mục tiêu nâng chất – nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam.
Mía đường đồng hành cùng nhà nông
Trong vòng 3 năm trở lại đây, sức nóng của mía đường chưa lúc nào có dấu hiệu giảm nhiệt.
Khi thời hạn gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ngày càng tới gần với thuế suất NK đường giảm dần về 0%, ngành mía đường nội địa với hơn 20 năm được bảo hộ đã bộc lộ những hạn chế nhất định, yếu thế trên chính sân nhà khi phải cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại giá rẻ.
Với tầm nhìn dài hạn và sự chuẩn bị kĩ càng, mía đường Việt Nam đã sẵn sàng thay đổi để xây dựng diện mạo mới mẻ trên những vùng nguyên liệu tiềm năng, tạo tiền đề quan trọng để bứt phá trong những nỗ lực hội nhập thành công với kinh tế quốc tế.
Đổi mới là bước tiến tất yếu để các DN mía đường cùng người nông dân không chỉ sống được cùng cây mía mà còn có cơ hội “đổi đời” cùng cây mía. Do đặc thù ngành mía đường, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bền vững là hạt nhân thay đổi hoạt động canh tác mía, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả trong các chuỗi SXKD tiếp theo.
Trong đó, nông dân là mắt xích quan trọng để cắt giảm giá thành mà vẫn giữ vững vùng nguyên liệu. Hiểu được điều đó, nhiều DN mía đường tập trung đầu tư vào các chính sách hỗ trợ nông dân trồng mía nhằm xóa bỏ mối quan hệ “mua đứt bán đoạn” mang tính thời vụ lâu nay, cùng người nông dân đồng hành và phát triển.
Tại một số địa phương có diện tích canh tác mía lớn như Tây Ninh (trên 14.000 ha), Đồng Nai (hơn 2.100 ha)…, ngay khi kết thúc mùa vụ 2013 – 2014, các nhà máy lớn đã tích cực triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ người trồng mía như: đầu tư vụ trồng 2014 – 2015, vụ thu hoạch 2015 – 2016; đầu tư lắp đặt bình điện hạ thế phục vụ tưới mía và trồng hom giống trong suốt mùa vụ 2014 – 2015...
Cụ thể, khi các hộ nông dân thực hiện ký kết hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu với DN, ngoài việc hỗ trợ cho vay vốn đầu tư trồng mới từ 10 triệu đồng/ha, chăm sóc từ 6 triệu đồng/ha, phí thuê đất canh tác, các DN cũng chủ động áp dụng chính sách hỗ trợ không hoàn lại bằng tiền mặt (từ 2 triệu đồng/ha), mía giống (từ 10 tấn/hộ), đầu tư lắp đặt hệ thống dẫn điện phục vụ tưới tiêu, bổ sung vốn đầu tư ngoài định suất chung, hỗ trợ chi phí xử lý gốc cây lâu năm, khuyến khích chuyển đổi hoặc trồng mía mới...
Đặc biệt, nắm bắt tâm lý người trồng mía thường xuyên e ngại việc bị ép giá bán mía, các DN khuyến khích giữ gốc mía gốc 3 vụ trở lên, cam kết thu mua mía với mức giá đã ký kết và hỗ trợ bảo hiểm chữ đường từ 8 đến 9 CCS trong suốt mùa vụ (nếu chữ đường thấp hơn mức bảo hiểm sẽ được tính bằng mức bảo hiểm), ưu tiên sắp xếp lịch thu hoạch hợp lý để đảm bảo mía nguyên liệu đem lại chất lượng tối ưu.
Theo số liệu ghi nhận ở thời điểm cuối vụ 2013 – 2014, mức đầu tư bình quân của DN mía đường tại Tây Ninh, Đồng Nai là 20 – 22 triệu đồng/ha trồng mới và 14-20 triệu đồng/ha gốc trồng mía lại.